Vải địa kỹ thuật chống thấm – Màng chống thấm GCL và những ngộ nhận

Vải địa kỹ thuật chống thấm là gì?

Chào các bạn trở lại với chuyên trang Địa kỹ thuật – Môi Trường Hưng Phú.

Vải địa kỹ thuật chống thấm

Khái niệm “Vải địa chống thấm” rất khó hiểu

Lý do để chúng tôi xuất bản bài viết này là vì những ngộ nhận sai về một chức năng, nhưng có hai tên gọi. Vấn đề là các chuyên trang vải địa kỹ thuật xuất bản những nội dung đứng đầu kết quả tìm kiếm google. Nhưng cho quý bạn một nhận định sai về vải địa kỹ thuật chống thấm.

Bạn có thể tìm đọc bài viết sau đây mà Hưng Phú xuất bản về Vải địa kỹ thuật là gì ?. Vải địa kỹ thuật tự thân nó là có chức năng tách lọc và thoát nước. Vậy nó không thể nào là chống thấm được. Bản chất của vải địa kỹ thuật là có tính thấm cao và thoát nước tốt. Vậy câu hỏi là “Làm sao vải địa chống thấm được?. Chống thấm như thế nào?“.

Chúng tôi minh họa một kết quả từ một nhà cung cấp Vải địa kỹ thuật. Đây là kết quả tìm kiếm hàng đầu của google.

Màng chống thấm GCL

Màng chống thấm GCL, hay Geosynthetic Clay Liner, đã trở thành một trong những giải pháp tiên tiến nhất trong việc xử lý nước và bảo vệ môi trường. Với khả năng ngăn chặn sự rò rỉ của nước từ các bãi chôn lấp đến các công trình thủy lợi, màng chống thấm GCL không chỉ đơn thuần là một vật liệu xây dựng, mà còn là biểu tượng của sự kết hợp giữa công nghệ và trách nhiệm bảo vệ hành tinh.

Vải địa kỹ thuật chống thấm - Màng chống thấm GCL và những ngộ nhận

Cấu Trúc và Chức Năng Của Màng Chống Thấm GCL

Màng chống thấm GCL được tạo thành bởi một lớp đất sét bentonite nằm giữa hai lớp vải địa kỹ thuật. Điều này cho phép nó có khả năng tự trương nở khi tiếp xúc với nước, tạo ra một lớp màng keo có tác dụng chống thấm hiệu quả. Với cấu trúc này, GCL không chỉ bảo vệ môi trường mà còn giúp tiết kiệm chi phí thi công so với các phương pháp truyền thống.

Vải địa kỹ thuật chống thấm - Màng chống thấm GCL và những ngộ nhận

Ứng Dụng Đa Dạng

Một trong những ứng dụng nổi bật của màng chống thấm GCL là trong việc lót đáy các bãi chôn lấp rác thải. Việc sử dụng GCL giúp ngăn chặn nước rỉ rác nhiễm bẩn ra ngoài môi trường, từ đó làm giảm nguy cơ ô nhiễm nguồn nước và đất đai. Hơn nữa, màng còn được áp dụng trong các công trình chống thấm như đê, đập, và kênh mương, giúp tăng cường tính ổn định và độ bền cho công trình.

Tính Linh Hoạt và Hiệu Quả Kinh Tế

Tính linh hoạt của màng chống thấm GCL là một yếu tố quan trọng. Kích thước và hình dạng của màng có thể dễ dàng điều chỉnh để phù hợp với từng dự án cụ thể, từ đó giảm thiểu lượng chất thải phát sinh trong quá trình thi công. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí mà còn mang lại lợi ích lớn cho môi trường.

Vải địa kỹ thuật chống thấm - Màng chống thấm GCL và những ngộ nhận

Khả Năng Hấp Thụ Và Bảo Vệ Môi Trường

Khi gặp nước, bentonite trong GCL sẽ phồng lên, tạo ra một lớp màng dày đặc giúp ngăn chặn nước rỉ ra ngoài. Điều này tương tự như việc đặt một miếng bọt biển vào nước; miếng bọt sẽ hấp thụ nước và không để ẩm ướt lan ra bên ngoài. Sự tương đồng này cho thấy rằng, GCL không chỉ có khả năng ngăn chặn nước mà còn góp phần cải thiện môi trường xung quanh bằng cách hạn chế sự lan tỏa của chất ô nhiễm.

Tương Lai Của Màng Chống Thấm GCL

Với xu hướng gia tăng nhu cầu bảo vệ môi trường cũng như quản lý tài nguyên nước, màng chống thấm GCL chắc chắn sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong các dự án xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng. Sự phát triển và ứng dụng của GCL có thể dẫn đến cách nhìn nhận mới về việc khai thác và bảo vệ tài nguyên, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững trong tương lai.

Vải địa kỹ thuật chống thấm - Màng chống thấm GCL và những ngộ nhận

Sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại và ý thức bảo vệ môi trường chính là chìa khóa để giải quyết các thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt hôm nay. Màng chống thấm GCL, với những ưu điểm vượt trội của mình, chính là một phần quan trọng trong bức tranh tổng thể của việc xây dựng một thế giới sạch hơn và an toàn hơn cho các thế hệ mai sau.

Vải địa kỹ thuật chống thấm là gì ?

Vải địa kỹ thuật chống thấm

Cấu tạo của vải địa chống thấm màng GCL

Vải địa kỹ thuật chống thấm là sự kết hợp giữa hai loại vải địa kỹ thuật dệtvải địa kỹ thuật không dệt. Chúng được may sẳn lên một tấm màng chống thấm HDPE. Giữa hai lớp vải địa kỹ thuật dệt và không dệt có một lớp đất sét nén được may lại với nhau thành một lớp keo chống thấm nguyên khối khi gặp nước.

Vải địa chống thấm cũng có thể định nghĩa rằng: Chúng là một loại vải địa kỹ thuật “phức hợp” giữa Đất sét nén và màng chống thấm HDPE. 

Một tên gọi khác là Màng chống thấm Bentonize GCL được viết tắt bởi (Geosynthetics Clay Liner). Đất sét tổng hợp hay còn gọi là Bentonize trong dòng Composite được Hydrat hóa. Được “kẹp” bằng một kỹ thuật “may lại” với nhau giữa hai lớp vải địa kỹ thuật dệt và vải địa kỹ thuật không dệt. Chúng được tạo thành một lớp chống thấm nguyên  khối cùng với một lớp màng mõng HDPE kết hợp.

Kết luận là: Vải địa chống thấm chính là màng chống thấm Bentonize thuộc dòng Composite mà ở Việt Nam thường gọi là màng chống thấm đất sét nén.

Vải địa kỹ thuật trồng cây, rọ đá và màng chống thấm HDPE trang trí cảnh quan

Vải địa kỹ thuật chống thấm

Vải địa kỹ thuật chống thấm – Màng đất sét nén Bentonize – Hưng Phú cung cấp

Đặc tính của vải địa kỹ thuật chống thấm – Màng chống thấm GCL của Việt Nam

Mời bạn xem qua thông số kỹ thuật của màng chống thấm GCL. Công ty Aritex Việt Nam

Thông số kỹ thuật màng chống thấm GCL

Thông số kỹ thuật màng chống thấm GCL

Vải địa kỹ thuật chống thấm

Vải địa  chống thấm GCL tự làm lành viết thương

Màng chống thấm GCLĐặc tính của vật liệu này là nặng vì lớp đất sét nén được may giữa hai lớp vải. Do đó chúng được sản xuất từng cuộn nhỏ nặng nhất cũng chỉ tầm 200Kg trở lại. Hiện nay Hưng Phú cung cấp màng chống thấm GCL này cho công ty Aritex cùng với các sản phẩm vải địa kỹ thuật ARTvải địa kỹ thuật cường độ cao GET.

Màng chống thấm HDPE của Aritex có thương hiệu là HSE. Chúng tôi cung cấp hàng triệu mét vuông cho các dự án. Các công trình chôn lấp rác thải, phủ bạt nhựa HDPE cho hầm Biogas, hồ chứa nước ngọt. HỒ chứa nước thải…

Vải địa kỹ thuật chống thấm được sử dụng ở Việt Nam là không nhiều. Nhưng những đặc tính như chúng tự “làm lành” viết thương bị “đâm thủng” của nó là điều tuyệt vời nhất. Lớp đất sét nén Bentonize được Hydrat hóa nằm giữa hai lớp vải. Khi gặp nước chúng sẽ bung nở thành một chất keo chống thấm nước nguyên khối.

Lớp màng mỏng HDPE không may bị đâm thủng. Lớp sét nén Bentonize tự lấp đầy khoảng không bị thủng đó một cách tự nhiên. Khả năng kháng cắt và kháng thủng của hai lớp vải địa kỹ thuật ở trong nó đã gia cường cho vật liệu bên trên.

Trong công tác cải tạo môi trường, vải địa chống thấm này được ưa chuộng. Cải tạo kênh mương. Lót đáy các bãi chôn lấp rác thải. Chúng cũng được ưa chuộng trong công tác chống thấm cho các đê đập, kênh mương thủy lợi.

Vải địa kỹ thuật trồng cây, rọ đá và màng chống thấm HDPE trang trí cảnh quan

Lớp đất sét nén Bentonize có hệ số thấm rất thấp. Có hệ số thấm nước và trương nở gấp 15 lần khi ngậm nước. Chúng tạo thành một lớp keo có khả năng tự lèn lấp các vết thủng – Minh họa như hình bên

Nhược điểm là Giá thành cao

Màng địa kỹ thuật chống thấm là gì ?

Màng địa kỹ thuật chống thấm, là một loại vật liệu được sản xuất thành các tấm trãi mõng và cuộn lại để di chuyển đến công trình. Chúng có các độ dày khác nhau, từ 0,25mm đến 3,0mm. Chất liệu được cấu tạo nên chúng có thể là PET, PE, PVC, LDPE hoặc HDPE.

Màng địa kỹ thuật chống thấm HDPE hay còn gọi là màng chống thấm HDPE. Một chức năng hai tên gọi. Cũng giống như vải địa chống thấm và màng chống thấm GCL vậy. Mời quý bạn tham khảo thêm trong chuyên mục màng địa HDPE của chúng tôi để biết thêm chi tiết.

Màng chống thấm đất sét nén làm gì ?

Đặc tính của vật liệu này là chống thấm. Chúng thuận tiện hơn màng chống thấm HDPE là đặc tính “tự niêm phong vết thủng”. Màng chống thấm HDPE và vải địa chống thấm GCL này có cùng một chức năng, cùng được ưa chuộng sử dụng cho các công trình như sau:

  • Niêm phong bãi rác và chống thấm nước rỉ rác ra ngoài môi trường
  • Cải tạo và niêm  phong các vùng đất bị ô nhiễm – Nhất là đất nhiễm độc ví dụ như Dioxin chẳng hạn
  • Các công trình khai thác mỏ có chứa độc như khai thác vàng, Bô xít…
  • Đường sắt cao tốc
  • Đường hầm

Khả năng của vải địa chống thấm là chịu nhiệt độ biến động lớn.

Sự giống nhau ở một chức năng chống thấm giữa hai loại GCL. Nhưng cấu tạo của chúng là khác nhau rất lớn. Do đó cách thi công và lắp đặt cũng như sức bền của nó hoàn toàn khác biệt nhau. Màng chống thấm HDPE thi công lắp đặt phải có điều kiện là hàn màng. Vải địa kỹ thuật chống thấm không cần hàn trong quá trình lắp đặt.

Màng chống thấm GCL

Màng chống thấm GCL niêm phong bãi rác

Tạm kết

Vải địa chống thấm chính là màng chống thấm GCL. Hay còn gọi một trên khác là màng chống thấm đất sét nén Bentonize. Chúng có cùng một chức năng chống thấm nhưng có các tên gọi khác nhau.

Hưng Phú cũng đã phân tích sự khác biệt của các vật liệu cùng chức năng trong bài viết. Tuy vậy nếu quý bạn vẫn thắc mắc hãy cho chúng tôi biết bằng các để lại thông điệp bên dưới.

Tóm gọn lại là – Vải địa kỹ thuật tự thân nó không thể “chống thấm” ở bất kỳ trường hợp nào. Vải địa kỹ thuật bản chất nó là phải thoát nước, gia cường nền đất yếu. Phân cách các lớp vật liệu, chống xói mòn và rửa trôi đất.

Do đó vải địa kỹ thuật tự thân không thể “chống thấm” được. Mà nó là một tên gọi khác của màng chống thấm HDPE kết hợp với đất sét nén Bentonize “phức hợp”. Cùng với hai loại vải địa kỹ thuật để tạo thành Vải địa chống thấm.

Xin kính chào và hẹn gặp lại

Một phản hồi

Để lại một thông điệp !

Gọi Mr Vương