Chào bạn đã quay trở lại với chúng tôi. Bằng cách này hay cách khác. Tài liệu mà bạn tìm thấy sau đây không phải là một trường hợp cụ thể (Case Study) nào. Vì bởi lẽ công tác chỉnh trị các dòng sông và cửa biển là một công tác phức tạp.
Lưới rọ đá, một vật liệu không còn xa lạ trong ngành xây dựng, đã trở thành một phần thiết yếu trong việc bảo vệ và duy trì các công trình dân dụng trước sự tàn phá của thiên nhiên. Cấu tạo của lưới rọ đá thường bao gồm dây thép được bọc PVC hoặc mạ kẽm, tạo nên độ bền vững và khả năng chống ăn mòn vượt trội. Điều này cho phép nó hoạt động hiệu quả trong nhiều môi trường khác nhau, từ vùng ven biển đến các khu vực núi đồi.
Một trong những ứng dụng nổi bật của lưới rọ đá chính là trong việc kiểm soát xói mòn đất. Trong các dự án xây dựng cầu đường hay thủy lợi, việc sử dụng lưới rọ đá giúp giữ cho đất không bị cuốn trôi đi, từ đó bảo vệ nền móng và ổn định kết cấu công trình. Hơn nữa, lưới rọ đá còn có thể đóng vai trò như một “bức tường xanh” tự nhiên, giúp cải thiện cảnh quan và bảo tồn sinh thái.
Một khía cạnh thú vị khác là lưới rọ đá có thể được sản xuất với đa dạng kích thước và kiểu dáng, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Việc tùy chỉnh này nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng công trình, từ công trình nhỏ cho đến các dự án lớn hơn như xây dựng đập hay cống thoát nước. Tùy thuộc vào địa hình và loại đất, người kỹ sư có thể lựa chọn loại lưới phù hợp nhất để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng.
Tuy nhiên, khi nói về lưới rọ đá, chúng ta cũng không thể bỏ qua những tác động tiềm ẩn đến môi trường. Việc sử dụng lưới rọ đá tuy mang lại nhiều lợi ích, nhưng nếu không được thực hiện đúng cách, nó có thể làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của nước, gây ra những vấn đề mới về xói mòn hoặc ngập úng ở những khu vực không mong muốn. Do đó, việc cân nhắc kỹ lưỡng giữa các yếu tố tự nhiên và nhân tạo là cần thiết.
Cuối cùng, lưới rọ đá không chỉ là một sản phẩm đơn thuần trong ngành xây dựng, mà còn tượng trưng cho một cách tiếp cận bền vững hơn đối với công việc bảo vệ môi trường tự nhiên. Bằng cách hiểu rõ về các ứng dụng và tác động của nó, chúng ta có thể áp dụng lưới rọ đá một cách hiệu quả, vừa giúp ích cho con người, vừa bảo vệ thiên nhiên.
Chúng tôi là nhà sản xuất lưới thép rọ đá, bài viết này chỉ giới thiệu những sơ lược về các Phương pháp kè. Cung cấp cho bạn các thông tin tham khảo trong thiết kế dự án đê kè. Các dự án gia cố mái dốc chống xói mòn. Liên quan đến vật liệu kè cứng lưới thép rọ đá này.
Tuy vậy, tài liệu này chúng tôi cũng cung cấp cho bạn các manh mối đầy đủ về các thông tin mà bạn cần. Ví dụ như thông tin khảo cứu về các tài liệu từ chuyên gia. Hoặc thông tin vật liệu nặng rọ đá mà bạn muốn tìm hiểu để đưa vào trình duyệt dự án.
Chỉnh trị là một từ gói gọn súc tích nhất, nói một cách đơn giản là kỹ thuật thủy lợi, hay trị thủy theo cách nói của người xưa. Chỉnh trị cũng là một môn học được đào tạo một cách bài bản trong nhà trường, hẳn có một phân khoa riêng trong Đại Học.
Để thiết kế một công trình bảo vệ đê điều, bảo vệ bờ biển và hải đảo. Sự am hiểu về thủy lực của thiên nhiên là một môn học bắt buộc như, đặc điểm dòng chảy các con sông. Đặc điểm của sóng. Đặc điểm của bùn đất, bùn cát, phù sa…Và từ đó các kỹ sư mới phân loại cho các công trình thủy lợi tùy theo đặc điểm và hiện trạng của nó.
Không mất thời gian của bạn nữa. Xin mời tiếp
Lưới rọ đá và công tác chỉnh trị sông
Đặc điểm chung địa lý
Trước khi đi vào chi tiết về vật liệu lưới thép rọ đá. Hãy cùng chúng tôi điểm lược sơ về đặc điểm sông ngòi ở Việt Nam.
Ngoài một ít những lòng sông, rạch do nhân tạo. Ở Việt Nam hiện nay hệ thống sông ngòi có một mạng lưới chằng chịt. Tập trung nhiều ở những vùng đồng bằng. Nhất là vùng Tây Nam Bộ và vùng đồng bằng Sông Hồng.
Với khoảng 2.500 con sông, có những con sông dài từ 10Km tính trên vùng lãnh thổ Việt Nam. Chảy dài từ Tây sang đông. Hoặc chảy qua các vùng châu thổ như đồng bằng Sông Cửu Long. Với địa lý bờ biển trải dài. Các cửa sông đổ về Biển đông của Việt Nam là rất nhiều và khá phức tạp.
Mời bạn tham khảo thêm bài viết – Tình hình sạt lở đất ở Việt Nam – Tài liệu mà chúng tôi có giới thiệu đến các phương pháp kè rọ đá.
Tính trung bình cứ 25Km thì có 1 cửa sông đổ ra biển. Do đó hệ thống giao thông đường thủy nội địa ở Việt Nam có rất nhiều thuận lợi. Nhưng chúng cũng tạo ra nhiều thách thức trong công tác chỉnh trị như chống xói mòn, ngăn sạt lở, bảo vệ đất và các công trình dân sinh ven bờ. Ứng phó với thiên tai lũ lụt.
Ngày nay, các công trình ven biển và các cửa sông. Chúng không những đòi hỏi về mặt chất lượng tốt và bền bỉ với thời gian. Mà chúng còn phải đáp ứng bởi tính thẩm mỹ như là cảnh quan đẹp, và các tiện ích phụ kèm theo.
Do đó công tác địa kỹ thuật môi trường và nền móng. Đòi thích ứng với những nhu cầu của thực tại. Đặc biệt ở Việt Nam, có bờ biển dài và chịu trực tiếp về hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu và mực nước biển dâng hàng năm.
Trong tài liệu mà chúng tôi nhận được về chương trình đào tạo. Bao gồm các chương về các Quy hoạch và giải pháp chỉnh trị, Công trình Chỉnh trị sông, bao gồm các công trình phòng chống lũ lụt. Công trình Chỉnh trị bờ biển. Và hôm nay chúng tôi chỉ giới thiệu về Vật liệu và kết cấu thường dùng. Đó là lưới thép rọ đá và Vải địa kỹ thuật không dệt sau đây.
Vai trò của lưới rọ đá trong Chỉnh trị sông và cửa sông ven biển
Tiếp theo tài liệu này, Hưng Phú xin gới thiệu đến quý bạn Vai trò của lưới thép rọ đá trong công tác chỉnh trị. Là một trong những vật liệu được sử dụng thường xuyên nhất. Không những ở Việt Nam, mà còn rất nhiều nơi trên thế giới.
Có hai phương pháp kè phổ biến nhất. Phương pháp kè cứng và kè mềm. Phương pháp kè cứng là dùng lưới thép rọ đá để định hình thành các khối hình lập phương theo các Quy cách riêng lẻ cho từng công trình.
Quy cách và Cấu tạo của rọ đá được định hình theo khối. Mỗi khối được lèn vật liệu lấp bằng đá, thì đó gọi là phương pháp kè cứng. Ưu điểm của phương pháp này là chịu được năng lượng sóng lớn. Tuổi thọ công trình cao, nhưng nhược điểm là thi công khó và chi phí cao.
Tất cả các phương pháp kè cứng hay kè mềm. Vải địa kỹ thuật không dệt làm tầng lọc và thoát nước hai chiều là không tránh khỏi. Mời bạn tham khảo thêm thông tin thị trường ở Việt Nam qua bản Báo giá vải địa kỹ thuật của chúng tôi nhé.
Lưới thép rọ đá được đan bằng máy chuyên dụng. Mắt lưới của nó được xoắn đôi hay còn gọi là xoắn kép. Chịu được lực căng của khối đá bên trong tùy theo đường kính dây đan. Và lớp mạ kẽm còn gọi là Rọ đá mạ kẽm hoặc lớp bọc nhựa PVC bên ngoài.
lưới thép rọ đá được sử dụng nhiều trong bởi những lý do sau đây:
- Dễ định hình khối rọ đá – Thảm đá tùy theo độ dày mỏng, và hình dạng công trình
- Dễ thi công ven bờ hơn các loại vật liệu khác, như đổ bê tông, đóng móng cọc.
- lưới thép rọ đá tiết kiệm chi phí hơn và bền bỉ hơn
Vật liệu lèn bên trong tùy thuộc vào mắt lưới của khối rọ. Hiện nay Hưng Phú sản xuất 03 loại mắt lưới thông dụng nhất tại thị trường Việt Nam. Đó là
- Mắt lưới thép rọ đá 6cm x 8cm
- Mắt lưới thép rọ đá 8cm x 10cm
- Mắt lưới thép rọ đá 10cm x 12cm
Nếu bạn quan tâm đến giá rọ đá, hãy tham khảo trong chuyên mục của chúng tôi.
Quy cách dây đan thì chúng tôi sản xuất 03 loại theo tiêu chuẩn TCVN 10335:2014 do Bộ Giao thông vận tải tổ chức biên soạn và đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Hoặc ASTM A641. Cụ thể là dây đan mạ kẽm nặng và dây đan mạ kẽm nhẹ. Và đặc bệt là dây đan bọc nhựa PVC bảo đảm độ cứng, đàn hồi, chịu được dằn xóc khối đá khi thi công.
Ngoài ra, để ngăn chặn sự xói mòn của dòng chảy và thủy triều, hoặc mưa. Việc kết hợp lưới thép rọ đá với Vải địa kỹ thuật không dệt làm bộ lọc. Là một yêu cầu hầu như bắt buộc. Nếu không cấu trúc của công trình bên dưới sẽ không đứng vững.
lưới rọ đá và công tác chắn sóng biển
Thông thường, người ta hay nhầm lẫn lưới thép rọ đá và lưới thép B40. Mặc nhiên như một định kiến trong Xã hội mà chúng tôi bắt gặp một bài báo từng đăng tải.
lưới thép rọ đá trong công tác định hình làm đê chắn sóng. Thường là các công trình bảo vệ đất dân sinh. Bảo vệ bờ, các công trình công cộng hoặc bảo vệ đường bộ. Bất động sản hoặc các bến cảng.
Đê chắn sóng với rọ đá, thảm đá làm triệt tiêu năng lượng sóng trước khi tràn vào phía sau. Do đó giảm được tác động xói mòn hoặc sự “sục sạo” của đại dương.
Rọ đá là gì thì mời các bạn xem thêm ở đây. Xuất xứ của Rọ đá để xây dựng các công trình như chúng ta nói đến ở trên, nó có xuất xứ từ rất lâu, nhưng để đan lưới thép mắt cáo hình lục giác chứ không phải hình vuông như lưới b40 thì đó là một công nghệ sản xuất phức tạp hơn nhiều so với đan lưới b40.
Sản xuất lưới thép rọ đá:
Để có được sự tinh cậy của các kỹ sư thiết kế công trình hạ tầng, đê kè chắn sóng, các công trình thủy lợi ngăn sông cách núi là một quá trình rất dài, việc sử dụng kỹ thuật dân dụng phổ biến nhất của rọ đá đã được Gaetano Maccaferri cải tiến và cấp bằng sáng chế vào cuối những năm 1800 ở Sacerno, Emilia Romagna và được sử dụng để ổn định bờ biển, bờ suối hoặc sườn dốc chống xói mòn. Các ứng dụng khác bao gồm tường chắn, tường lũ tạm thời, lọc bùn từ dòng chảy, cho các đập nhỏ tạm thời hoặc vĩnh viễn, cải tạo sông hoặc lót kênh.
lưới rọ đá và các phương pháp kè
Tường chắn trọng lực
Các dạng tường chắn trọng lực được thiết kế phổ biến nhất trong kè rọ đá. Mời bạn tham khảo thêm trong chuyên mục của chúng tôi. Và nhân đây cũng xin giới thiệu qua về các thiết kế bằng những bản vẽ được thu thập qua quá trình cung cấp của chúng tôi.
lưới thép rọ đá sau khi được sản xuất. Tùy vào dự án mà chúng được định hình theo các quy cách khác nhau. Nghĩa là các khối được định hình khác nhau. Tùy theo tường chắn trọng lực, hay tường neo giữ đất, hay mái Taluy.
lưới thép rọ đá cũng định hình theo quy cách thông dụng như rọ đá 2x1x1 hoặc 2x1x05 đơn vị tính là m. Và dây đan cũng vậy. Tùy theo ứng suất kéo của vật liệu lấp bên trong mà dây đan có đường kính từ 2,2mm đến 3,0mm. Và tùy vào môi trường của công trình để dây đan là mạ kẽm nặng, hay mạ kẽm nhẹ, hoặc rọ đá bọc nhựa PVC.
Thảm lót kênh
Phương pháp kè cứng lót kênh. lưới thép rọ đá được định hình khác với hệ tường chắn. Đó là nệm đá hoặc thảm đá. Chúng có mặt rộng và mỏng có quy cách từ 2mx2mx0,5m hoặc thậm chí có thảm đá có quy cách 10mx3mx03m tùy vào năng lực thi công để sản xuất.
Sau đây là những bản vẽ mặt cắt của các công trình dùng lưới thép rọ đá định hình lót kênh mương. Định hình bảo vệ đê điều và các lòng kênh có dòng thủy lực mạnh. Hoặc các công trình lót cống thủy lợi.
Từ sản xuất đến công trình
Thông thường công tác sản xuất lưới thép rọ đá tại Việt Nam đều theo đơn đặt hàng. Chúng bao gồm bản thiết kế, thuyết minh về các thông số kỹ thuật bao gồm các tiêu chuẩn. Như tiêu chuẩn rọ đá mạ kẽm. Tiêu chuẩn bọc nhựa PVC, tiêu chuẩn đường kính, tiêu chuẩn mắt lưới.
Với thị trường hiện nay ở Việt Nam. Các nhà sản xuất lưới thép rọ đá trên toàn quốc khoảng trên 10 đơn vị. Riêng chúng tôi có nhà máy sản xuất đặt tại Long An, và sản xuất các mắt lưới từ 6cm đến 10cm. Công suất từ 100 đến 150 Tấn/tháng.
Với năng lực sản xuất đó. Hưng Phú luôn đáp ứng cho các công trình chỉnh trị, tường chắn trọng lực, bảo vệ đường cao tốc. Các công trình trọng điểm quốc gia. Đáp ứng mọi thách thức kỹ thuật và các tiêu chuẩn khó nhất của dự án.
Tạm kết
Chúng tôi xin kết thúc bài viết này ở đây với những ý chính trong nội dung đã giới thiệu như sau.
- Vai trò của lưới thép rọ đá trong công tác chỉnh trị sông và cửa sông ven biển. Bao gồm các ý chính là phương pháp kè cứng. Phương pháp kè mềm chúng tôi xuất bản vào một bài viết khác
- Giới thiệu sơ qua một vài thông tin và hình ảnh về sản xuất lưới thép rọ đá – Thông tin để bạn có thể nắm bắt được khả năng sản xuất của chúng tôi.
Chúng tôi là nhà sản xuất rọ đá thảm đá có uy tín. Đặc biệt am hiểu các giải pháp liên quan đến rọ đá, thảm đá. Như các vật liệu gia cố nền móng. Vải địa kỹ thuật,, lưới địa kỹ thuật, màng chống thấm HDPE.
Lưới thép B40 và lưới thép Rọ đá khác nhau như thế nào ?