Kè rọ đá chống xói mòn sông An Hóa thuộc Huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre

Giới thiệu kè rọ đá

Chào các bạn cùng quý khách hàng Hưng Phú trở lại với trang thông tin Vải địa kỹ thuật cùng các giải pháp mà Hưng Phú đã đưa ra các bài viết trước trong công tác Địa kỹ thuật môi trường. Khuôn khổ bài viết này chúng tôi thông tin đến một dự án kè rọ đá ở An Hóa, Bình Đại, tỉnh Bến Tre.

Kè rọ đá là một yếu tố quan trọng trong xây dựng hạ tầng, đặc biệt là trong các dự án liên quan đến bảo vệ bờ sông, kè biển hay tạo nền móng cho những công trình lớn. Rọ đá không chỉ đơn thuần là một sản phẩm xây dựng, mà còn đại diện cho sự giao thoa giữa kỹ thuật và thiên nhiên.

Rọ đá thường được cấu tạo từ lưới thép mạ kẽm hoặc bọc nhựa PVC, hình thành nên các khối lục giác chắc chắn. Việc sử dụng rọ đá giúp phân tán lực của sóng nước, chống lại xói mòn và tạo ra một lớp bảo vệ vững chắc cho những vùng đất nhạy cảm. Đặc biệt, với sự phát triển của ngành xây dựng hiện nay, kích thước và kiểu dáng của rọ đá cũng ngày càng đa dạng, phù hợp với từng yêu cầu dự án như rọ mắt lưới P6, P8 hay P10, giúp đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người sử dụng .

Kè rọ đá là một trong những kỹ thuật xây dựng rất quan trọng trong việc bảo vệ bờ sông, kênh rạch hoặc các công trình xây dựng khác. Rọ đá được cấu tạo từ lưới thép và thường được mạ kẽm để tăng cường độ bền và khả năng chống ăn mòn.

Mỗi chiếc rọ đá có hình dáng như một khối hộp, có thể chứa đầy đá để tạo thành kết cấu vững chắc, giúp ngăn chặn sự xói mòn đất do nước chảy mạnh.

Như các bài viết trước, các bạn có thể tham khảo ở chuyên mục Rọ đá, trong này bao gồm các giải pháp như tường chắn trọng lực, rọ đá neo, rọ đá hộc và cách thức mà các nhà sản xuất định hình chúng để mang lại công trình thi công như thế nào.

Dự án kè rọ đá này dùng hai sản phẩm lưới thép xoắn kép định hình hai dạng thảm đá có độ dày 0,3m có chiều dài 6m x2m x 0,3m đường kính dây đan 2,7mm bọc nhựa PVC 3,7mm, dây viền 3,4mm bọc nhựa PVC 4,4mm xoắn kép mắt lưới D=10cm

Lưới rọ đá kết hợp cùng túi vải địa kỹ thuật trong công tác kè mềm chống xói mòn

Kè rọ đá hộc

Kè rọ đá hộc mắt lưới D=10cm thảm đá dày 0,3m

Một trong những ứng dụng nổi bật của kè rọ đá là trong việc bảo vệ các tuyến đường ven biển hay kè sông. Thay vì sử dụng bê tông cứng cáp, rọ đá cho phép nước chảy qua mà không làm suy yếu cấu trúc, đồng thời vẫn giữ cho đất và đá được ổn định.

Tuy nhiên, nhìn vào góc độ sinh thái, việc sử dụng rọ đá có thể mang lại những tác động tích cực và tiêu cực. Một mặt, chúng giúp bảo vệ và duy trì ổn định cho môi trường tự nhiên; mặt khác, nếu không được thi công và thiết kế một cách cẩn thận, chúng có thể gây ra hiện tượng ngăn chặn dòng chảy tự nhiên, dẫn đến biến đổi hệ sinh thái tại các khu vực ven sông, ảnh hưởng tới sự sống của các loài thủy sinh.

Hãy tưởng tượng bạn đang đứng trên một bờ sông, nơi có những thảm rọ đá được bố trí cẩn thận. Không chỉ đảm bảo an toàn cho đất liền khỏi sự tấn công của dòng nước, mà còn tạo ra một không gian sống động cho các loài cá và thực vật nước. Chính vì vậy, việc thiết kế và thi công rọ đá không chỉ cần chú ý đến tính toán kỹ thuật mà còn phải xem xét nhiều yếu tố khác liên quan đến môi trường tự nhiên.

Với những tiềm năng và thách thức như vậy, sự phát triển và ứng dụng của rọ đá trong các dự án xây dựng sẽ tiếp tục mở ra nhiều cơ hội mới. Sự kết hợp giữa công nghệ mới và tư duy sáng tạo có thể giúp cải thiện hiệu suất của các giải pháp bảo vệ bờ và mở rộng khả năng ứng dụng của chúng trong tương lai.

Điều này khiến chúng trở thành giải pháp lý tưởng cho các khu vực có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nơi mà các phương pháp truyền thống sẽ gặp khó khăn. Một số sản phẩm như rọ đá mạ kẽm bọc PVC đang rất phổ biến trên thị trường nhờ vào sự linh hoạt và tính kinh tế cao .

Tuy nhiên, việc sử dụng rọ đá cũng đặt ra một số câu hỏi về ảnh hưởng lâu dài đến môi trường. Chẳng hạn, khi xây dựng kè rọ đá, liệu rằng sự thay đổi dòng chảy tự nhiên của nước có thể gây ra tác động tiêu cực đến hệ sinh thái dưới nước? Hay là rọ đá có thực sự đủ hiệu quả trong việc kiểm soát xói mòn nếu không được duy trì đúng cách?

Ngoài ra, với sự phát triển của công nghệ, có thể hình dung một tương lai nơi mà rọ đá không chỉ đơn thuần là một sản phẩm vật liệu mà còn tích hợp các công nghệ xanh hơn, như lọc nước hay tái tạo sinh thái xung quanh. Việc cải tiến này có thể dẫn đến những thiết kế rọ đá thông minh hơn, không chỉ bảo vệ môi trường mà còn tạo ra các không gian sống xanh cho cộng đồng.

Nhìn chung, kè rọ đá không chỉ là một phần trong kỹ thuật xây dựng mà còn là một cách tiếp cận mới giúp con người hòa hợp với thiên nhiên. Việc tìm kiếm các giải pháp bền vững và thân thiện với môi trường sẽ mở ra nhiều cơ hội thú vị không chỉ cho ngành xây dựng mà còn cho cả xã hội nói chung.

Kè rọ đá chống xói mòn sông An Hóa

Bến Tre được mệnh danh là tỉnh cù lao, bởi từ thành phố Bến Tre đi các huyện, đi ra các tỉnh đều có “cầu dẫn” qua sông. Sông rạch nhiều tạo cho Bến Tre có thế mạnh trong sản xuất, nuôi trồng thủy sản và trồng trọt.

Tuy nhiên, “trong thời đại biến đổi khí hậu” thì sông rạch nhiều đôi khi cũng gây nhiều trở ngại cho phát triển sản xuất, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, nhất là cư dân sinh sống ven sông, rạch, ven biển. Đó là thủy triều, nước dâng, mưa lũ liên tục xảy ra gây xói lở, sạt lở kênh, bờ kè, đê điều.

Kè rọ đá Hưng Phú

Đứng trước tình trạng đó, người dân một số địa phương ở Châu Thành, Chợ Lách… đã chủ động chung sức xây dựng hệ thống đê bao cục bộ để bảo vệ cây trái, thủy sản… Tuy nhiên, đối với các công trình lớn, qui mô, tốn kém nhiều tiền của thì người dân đành phải kiến nghị tỉnh, Trung ương hỗ trợ.

Dự án được phê duyệt từ năm 2015 cho đến nay mới có nhà thầu đầy đủ nhân lực vật lực, tập trung thi công với phương thức dùng xà lan lèn đá vào thảm rộng và thả xuống sông. Ông Trần Anh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh trả lời: Kè chống xói lở bờ sông Giao Hòa khu vực mố cầu An Hóa (Long Định – Bình Đại) có chiều dài 785m, tổng mức đầu tư 36 tỷ đồng. Dự án đã thực hiện xong công tác giải phóng mặt bằng, đấu thầu triển khai thi công.

Thông số kỹ thuật thảm đá cung cấp cho dự án

Dự án kè rọ đá kênh An Hóa được khảo sát khá chặt chẻ trước khi phê duyệt thi công, ngân sách được phân bố từ trung ương qua Tỉnh để lập dự án. Để giải quyết việc dòng chảy xâm lấn xói mòn kênh An Hóa, có lượng bồi tụ trầm tích và các dòng chảy phức tạp, lượng xói mòn mạnh.

Chỉ tiêu mắt lưới của rọ đá

Yêu cầu của nhà Thầu và Giám sát thi công cũng như chủ đầu tư, chọn lựa phương thức kè rọ đá hộc có mắt lưới xoắn kép 10cmx12cm định hình khối thảm đá kích thước 6m x 2m x 0,3m. Dây đan mạ kẽm bọc nhựa PVC thả chìm xuống lòng sông theo minh họa sau:

rọ đá mạ kẽm bọc nhựa PVC

Tiêu chuẩn dây đan có cường độ mạ kẽm theo tiêu chuẩn TCVN 10335:2014 – Dây thép mạ kẽm bọc nhựa PVC (Galvanized wire with PVC coat) Khi rọ đá, thảm đá làm việc trong điều kiện có các tác động xấu đến lớp phủ kẽm của dây, dây thép sẽ được bọc thêm lớp nhựa PVC để tăng tuổi thọ cho dây dưới tác động ăn mòn điện hóa của môi trường. Kè rọ đá chống xói lở sông suối đòi hỏi các phương tiện cơ giới thi công lớn và nhân lực con người khá tốn kém.

Dây thép mạ sử dụng chế tạo lưới lục giác xoắn kép là loại dây có cường độ chịu kéo từ 38 – 52 Kg/mm2 với độ giãn dài không nhỏ hơn 12%, thử nghiệm theo phương pháp quy định tại tiêu chuẩn BS EN10244-2 hoặc ASTM-A370. Có thể lựa chọn một trong hai phương pháp trên và giá trị sau khi thử nghiệm được quy đổi về đơn vị Kg/mm2 diện tích mặt cắt của dây thép.

Thảm đá

Một thảm đá minh họa

Thảm đá phải được lắp đặt liên tục và mở rộng ra ngoài khu vực cần được bảo vệ để đảm bảo rằng các liên kết ở hai phía thượng lưu và hạ lưu công trình luôn luôn ổn định và bền vững dưới mọi tác động của chế độ thủy lực. Khoảng cách mở rộng về hai phía nên được lấy bằng chiều rộng của lòng dẫn đối với phía thượng lưu và bằng 1,5 lần chiều rộng lòng dẫn đối với phía hạ lưu. Quy mô, kích thước công trình kè rọ đá cũng như phạm vi khu vực cần bảo vệ phải được xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau như khảo sát đo đạc thực địa, sử dụng ảnh viễn thám, phương pháp thực nghiệm hay phương pháp mô phỏng số.

rọ đá mạ kẽm bọc nhựa PVC

Theo phương đứng, thảm đá bảo vệ mái dốc phải có độ vượt cao so với mực nước thiết kế. Đối với đoạn sông rộng, độ vượt cao khoảng từ 40cm đến 60cm. Đối với đoạn sông hẹp hoặc đoạn sông uốn khúc độ vượt cao khoảng 60cm đến 90cm. Về phía chân mái dốc, trong mọi trường hợp hoặc phải lắp đặt ít nhất một tấm thảm trên mặt phẳng đáy nằm ngang, hoặc một tấm cuối cùng nằm trọn vẹn trong nền đất đáy. Chiều rộng của tấm thảm đáy này phải được xác định đủ lớn để bảo vệ chân kè không bị xói mòn. Dự án kè rọ đá của kênh An Hóa sử dụng thảm đá kích thước 6mx2mx0,3m dây đan 2,7mm bọc nhựa PVC 3,7mm.

Kè rọ đá

Kè rọ đá chống sạt lở triền núi đường cao tốc

LỜI KẾT

Dự án kè rọ đá này sử dụng xà lan lèn đá trên bờ và thả xuống sông, bên dưới có thợ lặn buộc dây chúng vào lại với nhau. Một Dự án mà Hưng Phú giới thiệu năng lực sản xuất có thể đáp ứng 1.200 cái thảm đá có chiều dài 6mx2mx0,3m trong vòng 3 tuần sản xuất và cung cấp cho dự án đúng tiến độ thi công.

Kè rọ đá luôn là một công việc nặng nhọc và đầy thách thức, ở công trình, các kỹ sư luôn tính toán các phương án thả rọ, thảm đá, định hình để lèn đá vào bên trong bằng cơ giới, nhưng phương pháp lặn để kết nối bằng dây buộc dưới đáy kênh đòi hỏi tỉ mỉ, thận trọng và chính xác.

Thảm đá Hưng Phú

Một lần nữa bài viết này đối với bạn có hữu ích không ? Nếu có hãy share hoặc bạn có thể để lại comment ở phía bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời trong vòng 24h làm việc. Đến đây chúc bạn một năm mới an lành, thịnh vượng và nhiều may mắn. Hẹn gặp bạn ở loạt bài viết sau và đừng quên đăng ký một email theo dõi blog của chúng tôi nhé. Trân trọng.

Không phản hồi

  1. Khách

Để lại một thông điệp !

Gọi Mr Vương