Danh mục: Vải địa kỹ thuật

Vải địa kỹ thuật

Vải địa kỹ thuật là gì? 

Theo ghi nhận của một vài tài liệu của Viện khoa học và Kỹ thuật địa chất Việt NamVải địa kỹ thuật được sử dụng lần đầu tiên vào thập niên 50 của thế kỷ trước.Mãi cho đến năm 1958 mới có ghi nhận rõ rệt hơn Vải địa kỹ thật được sử dụng ở Florida vào năm 1958.

 Vải địa kỹ thuật sử dụng đầu tiên như một chức năng tách lọc các phần của đất đá dạng hạt, cho phép thoát nước và giữ lại đất, đá, cát bên trên nó, có tên gọi là vải lọc.Cũng ghi nhận ở châu Âu vào năm 1968 tại Pháp, vải địa kỹ thuật không dệt đầu tiên được sản xuất bởi công ty Rhone Pounlence bằng một tấm Polyester tương đối dày để xây dựng một cái đập bằng đất ở Pháp vào năm 1970.

Vào năm 1950 RJ Barrett người Mỹ đã sử dụng vải địa kỹ thuật mà thời đó gọi là Vải lọc để che chắn xói mòn cho một bức tường bê tông đúc sẳn, dưới chân tường là những tảng đá lớn để gia cố.

Vải địa kỹ thuật là một loại vật liệu độc đáo và đa năng, thường được sử dụng trong các lĩnh vực xây dựng và quản lý đất đai. Nói một cách đơn giản, vải địa kỹ thuật là các loại vải được thiết kế đặc biệt để thực hiện những chức năng quan trọng như phân cách, lọc, gia cố và thoát nước cho các công trình xây dựng hoặc các dự án hạ tầng. Qua đó, nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cải thiện tính ổn định của nền đất và bảo vệ các cấu trúc xây dựng khỏi sự xói mòn hay các tác động của môi trường.

Có hai loại chính của vải địa kỹ thuật: vải địa kỹ thuật dệt và vải địa kỹ thuật không dệt. Vải địa kỹ thuật dệt được tạo ra từ các sợi vải chạy song song và đan xen nhau, mang lại độ bền cao và khả năng chịu lực tốt hơn . Trong khi đó, vải địa kỹ thuật không dệt được sản xuất từ các sợi vải ngẫu nhiên, thường có khả năng thấm hút và thoát nước nhanh hơn, nhưng lại kém bền hơn so với loại dệt .

Khi nói đến ứng dụng của vải địa kỹ thuật, có thể hình dung rằng nếu mọi công trình xây dựng đều giống như một chiếc bánh, thì vải địa kỹ thuật chính là lớp đế vững chắc giữ cho mọi thứ không bị lún sụt hay xô lệch. Chẳng hạn, trong xây dựng cầu đường, vải địa kỹ thuật giúp ổn định mặt bằng, ngăn chặn sự xói mòn trong quá trình thi công và sau đó là trong thời gian sử dụng lâu dài. Với khả năng lọc nước, vải địa kỹ thuật cũng góp phần điều chỉnh lượng nước ngầm, bảo vệ các hệ thống thoát nước và giảm thiểu nguy cơ ngập úng.

Một khía cạnh thú vị khác của vải địa kỹ thuật là tiềm năng phát triển và đổi mới trong tương lai. Với sự gia tăng của các vấn đề về biến đổi khí hậu và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường, việc sử dụng vải địa kỹ thuật có thể mở rộng sang những giải pháp bền vững hơn. Chẳng hạn, vải địa kỹ thuật có thể được chế tạo từ nguyên liệu tái chế hoặc sinh học, giúp giảm thiểu rác thải nhựa và tác động tiêu cực đến môi trường.

Ngày nay Vải địa kỹ thuật được phát triển với nhiều tầm mức khác nhau, đa dạng về chủng loại, phức tạp hơn về tính năng, phong phú về cách sử dụng. Không những trong các công trình chống xói mòn cho các chân đập, đê kè, hạ tầng cầu đường, mà còn trong các công trình dân dụng trang trí cảnh quan.

Trong thi công, vải địa kỹ thuật còn có các chỉ tiêu trải vải và phương pháp nghiệm thu theo các Chỉ tiêu TCVN trong công tác thi công và thí nghiệm vải địa kỹ thuật . Đó là Tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu. TCVN 9844 : 2013 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Dù đa dạng thế nào thì Vải địa kỹ thuật cơ bản vẫn có ba loại. Vải địa kỹ thuật dệt, Vải địa kỹ thuật không dệt và Vải địa kỹ thuật phức hợp. Vải địa kỹ thuật là gì? bạn sẽ bắt gặp những bài viết mà HƯng  Phú đăng tải ngay trong chuyên mục mà bạn đang xem ở bên dưới.

Gọi Mr Vương