Sạt lở đất không chỉ gây thiệt hại về người và tài sản mà còn ảnh hưởng đến môi trường sống, hệ sinh thái và sinh kế của cộng đồng. Vì vậy, nhận thức rõ về nguyên nhân của sạt lở đất sẽ giúp chúng ta tìm ra những giải pháp phòng tránh hiệu quả. Một cách tiếp cận tổng thể có thể bao gồm việc cải thiện quản lý đất đai, phát triển các biện pháp bảo vệ môi trường và ứng dụng công nghệ trong xây dựng.
Nhìn chung, hiểu biết sâu sắc về nguyên nhân của sạt lở đất giúp chúng ta không chỉ chuẩn bị tốt hơn cho những thách thức trong tương lai mà còn góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
Trong vài viết mà Hưng Phú cung cấp sau đây. Giới thiệu đến quý bạn về thực trạng và Nguyên nhân sạt lở đất. Kèm theo giải pháp về cách làm kè bờ sông giá rẻ. Cũng như các thông tin về những vật liệu lưới thép rọ đá. Cho giải pháp kè cứng và kè mềm kết hợp.
Nguyên nhân sạt lở đất ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều trường hợp. Sạt lở đất do tác động của con người lên thực địa. Tác động của thời tiết và do biến đổi khí hậu gây nên. Biến đổi khí hậu hiện nay là vấn đề của toàn cầu. Không riêng gì ở Việt Nam. Sạt lở đất là một hiện tượng mang tính “kết quả” chứ không phải là một “quá trình”. Do đó nó rất khó dự đoán mỗi khi mùa mưa lũ hằng năm kéo về. Nó xảy ra khắp mọi nơi. Mọi địa hình và mội hình thái của địa hình. Miền núi, trung du và đồng bằng.Chống sạt lở đất và lũ quét ở Miền Trung và Miền Núi phía Bắc, Vùng Trung Du Tây Nguyên Việt Nam chưa bao giờ là một đề tài cũ. Nó luôn luôn nóng lên trong mỗi mùa mưa lũ. Bởi những thiệt hại về con người và tài sản mà chúng gây ra không những mất mát đau thương. Nó còn mang lại những hậu quả của thảm họa môi trường sinh thái trong hàng trăm năm.
Hưng Phú xin giới thiệu đến quý bạn một Blog chuyên trang về Địa kỹ thuật nền móng và Môi trường. Chúng tôi hi vọng những thông tin này không những hữu ích cho Quý khách hàng của chúng tôi. Mà còn hữu ích cho những ai quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi sinh.
Mời bạn tham khảo thêm trong chuyên mục của chúng tôi. Ở bài viết Sạt lở đất là gì ? thực trạng và tình hình sạt lở đất ở Việt Nam.
Nguyên nhân sạt lở đất
HIện nay đa số các vụ sạt lở đất là do con người khai thác rừng quá mức. Xây dựng các công trình dân sinh dưới chân núi. Hoặc chặn dòng chảy làm thủy điện. Biến đổi khí hậu toàn cầu, bởi sự ấm lên, mực nước biển dâng. Băng tan ở Nam cực. Tất cả những hiện tượng trên góp phần vào những cơn bão nhiệt đới dữ dội hơn.
Lượng mưa cực đoan ở những vùng nhiệt đới, Nhất là ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Với đặc trưng là khí hậu nóng ở vùng Biển phía Đông, dãy trường Sơn phía Tây. Miền Trung Việt Nam là một nơi mà hứng chịu hầu hết các cơn bão nhiệt đới hình thành tận ngoài khơi biển Philipin Thái Bình Dương. Vùng trũng ngiêng về phía đông, những cơn mưa với lưu lượng lớn. Làm cho vùng này luôn gây ngập lụt ở phía hạ lưu và lũ quét, sạt lở đất ở vùng trung du và núi cao.
Có 3 nguyên nhân sạt lở đất chính. Địa chất, Hình Thái, và hoạt động của con người.
Địa chất
Đây là đặc tính chính của vật liệu đất đá, nơi tạo nên địa tầng của hiện trạng như đồi núi, sườn dốc. Nơi mà đất hoặc đá có thể yếu đi hoặc bị đứt gãy do các tác động của thời tiết gây nên. Các địa tầng được cấu tạo bởi các tính chất của đất đá khác nhau, và do đó chúng có từng độ cứng, sức bền của mỗi lớp khác nhau.
Hình thái
Nguyên nhân sạt lở đất cũng liên quan đến Hình thái. Nơi chúng liên quan đến cấu trúc đất đá quyết định nên địa tầng của hiện trạng. Ví dụ như: Thảm thực vật vật bị mất đi do cháy rừng hoặc hạn hán, chặt phá rừng lấy đất canh tác, khai thác rừng bừa bãi, tạo nên đồi trọc. Nơi đó quyết định hình thái của hiện trạng của địa tầng. Nếu tác động nhiều do mưa sẽ dễ bị lở đất hơn.
Thảm thực vật đặc trưng nhất là Rừng nguyên sinh. Những cây cổ thụ lớn có thể bám rể rất nhiều lớp, từng tầng riêng biệt nhau giữ đất tốt hơn trong những trường hợp biến động của thời tiết như mưa dữ dội. Hoặc giữ vững những địa tầng khi bị động đất cấp độ nhỏ.
Hoạt động của con người
Hoạt động của con người chủ yếu là do phá rừng phát triển nông nghiệp. Xây dựng các công trình công nghiệp dân dụng bên trên triền núi, triền dốc. Các công trình tưới tiêu cấp nước, tạo rảnh cho kênh mương… Làm suy yếu cấu trúc dưới chân của triền dốc.
Các loại sạt lở đất
Có nhiều cách để mô tả một vụ sạt lở đất. Nhưng nó xảy ra thường xuyên và phổ biến nhất thì chỉ có 2 loại sau đây.
- Trượt đất – Thuật ngữ thông thường của Việt Nam mình gọi là hiện tượng “đất chuồi”. Nhưng trong tiếng Việt gột tả được là “Sụt” nghĩa là một hố sụt hoặc một mảng đất sập xuống. Còn “lở đất” nghĩa là một mãng đất từ trên cao rơi xuống tự do dưới triền dốc. Có những vụ sạt lở bằng những cú lật của những tảng đá lớn, hoặc là sự “lăn vòng” của khối đá. Trượt đất thường xảy ra với cường độ chậm hơn lở đất. Một mãng địa tầng được tách rời khỏi triền dốc lao xuống rất nhanh thì gọi là lở đất.
- Sự Lan truyền – Đây là một hình thái mà ở Việt Nam gọi là lũ bùn. Nó hỗn hợp bởi nhiều vật liệu đất đá, rễ cây, thân cây tạo thành một dòng chảy lan truyền rất nhanh. Những tác động này thường kết hợp với mưa lớn làm suy yếu địa tầng của triền dốc trên cao. Thường những hình thái này kết hợp với mưa lớn và xảy ra ờ vùng núi trung du.
Sạt lở đất nông và sâu
Sạt lở trong đó bề mặt trượt nằm trong lớp đất hoặc lớp nền phong hóa (thường có độ sâu từ vài decimet đến vài mét) được gọi là trượt đất nông. Các đường trượt mảnh vỡ và dòng chảy mảnh vụn thường nông. Sạt lở đất nông thường có thể xảy ra ở những khu vực có độ dốc với đất có tính thấm cao bên trên đất có độ thấm thấp.
Đất có độ thẩm thấu thấp giữ nước trong lớp đất nông hơn tạo ra áp lực nước cao. Khi lớp đất trên cùng chứa đầy nước, nó có thể trở nên không ổn định và trượt xuống. Thông thường ở những vùng núi và trung du. Giải pháp chống sạt lở đất thường dùng là kè cứng rọ đá. Xây dựng tường chắn trọng lực và tường neo trong đất.
Sạt lở đất sâu là những chỗ mà mặt trượt chủ yếu nằm ở vị trí sâu, chẳng hạn như ngay dưới độ sâu rễ tối đa của cây cối. Chúng thường liên quan đến đá lùi sâu , đá phong hóa, và / hoặc đá gốc và bao gồm các lỗi mái dốc lớn liên quan đến các chuyển động tịnh tiến, quay hoặc trượt trên bề mặt.
Chúng có xu hướng hình thành dọc theo một mặt phẳng yếu như mặt phẳng đứt gãy hoặc mặt phẳng đệm . Chúng có thể được nhận biết bằng mắt thường bằng các vết sẹo lõm ở đầu và các vùng dốc ở chân núi.
Mòi bạn xem thêm phần tiếp theo. Phần phân tích về nguyên nhân sạt lở đất ở bờ sông. Và cách làm bờ kè sông giá rẻ. Cùng với những lựa chọn vật liệu mà Hưng Phú cung cấp. Bao gồm Vải địa kỹ thuật không dệt. Rọ đá cùng lưới địa kỹ thuật kết hợp.
Nguyên nhân sạt lở đất ở bờ sông
Sự xói mòn của tất cả những dòng sông
“Tất cả mọi dòng sông đề chảy”. Do đó sự xói mòn và bồi tụ xảy ra toàn bộ trên những con sông lớn nhỏ khác nhau. Những dòng suối hoặc những kênh mương. Tuy vậy, sự xói mòn và sạt lở tùy thuộc vào vị trí của nó trên từng con sông. Ở đó tốc độ xói mòn và sụp đổ bờ be cũng khác nhau.
Tốc độ sạt lở còn tùy thuộc vào độ bão hòa của dòng chảy. Thảm thực vật ven bờ hoặc các công trình dân sinh xung quanh nó. Sự tác động của con người. Những khúc quanh uốn lượn hoặc những tầng địa chất, độ bền của đất, thảm cỏ… quyết định sự xói mòn của con sông đó.
Bờ sông, suối, kênh rạch, theo mô tả
Bờ sông hoặc bờ biển thông thường được chia thành hai phần. Phần luồng lạch và phần bờ nông. Phần luồng lạch là phần dễ tác động nhất của dòng chảy và thủy triều. Bởi chúng có thể bồ tụ hoặc xói mòn dưới phần nước sâu.
Mọi dòng sông đều dể bị tác động ở phần bờ nông. Cấu trúc địa tầng ở bờ nông được phân loại thành bờ nông gần và bờ nông xa. Bờ nông gần với dòng chảy của luồng lạch dễ sụt lở nhất khi có tác động của sóng, dòng chảy, thủy triều.
Bờ nông xa là các cấu trúc gần nó nhất, như đường giao thông. Công trình nhà ở. Các thảm thực vật kiến tạo, cây cối và các công trình khác của con người. Bờ nông xa cũng góp phần vào sức căng của lớp địa tầng địa kỹ thuật gần bờ nông của sông suối, kênh và rạch.
Dòng thủy lực xói mòn
Dòng chảy thủy lực ở mọi con sông đều mang theo trầm tích. Phù sa. Chúng gây xói mòn hoặc bồi tụ ở những địa tầng được nước thấm thấu làm suy yếu. Ở bờ nông, dưới tác động của sóng, dòng chảy, xoáy nước. Sự tác động lên đó có thể làm suy yếu thảm thực vật. Xói mòn đất gây sụp đổ cấu trúc.
Xói mòn gây ra mạnh nhất ở những khúc uốn cong của con sông. Bồi tụ trầm tích hoặc phù sa xảy ra ở hướng ngược lại. Ở bờ biển chúng xảy ra mạnh nhất ở những dòng hải lưu giao nhau gần bờ.
Địa kỹ thuật suy yếu
Nguyên nhân sạt lở đất tùy còn tùy thuộc vào ứng suất của địa tầng. Nó vượt quá giới hạn của địa tầng nơi chúng có thể chịu được. Ngoài các khúc cua ngặt ngèo của con sông. Vùng địa tầng cát pha lẫn đất thịt, chúng không có sự liên kết cùng nguyên khối. Sự sụt lở này gây ra gọi là lổi địa kỹ thuật.
Độ ẩm bên trong địa tầng kết hợp với dòng thủy lực tác động. Hoặc cấu trúc của các công trình dân sinh ven bờ tạo lên sự “xâm lấn” một lực nén ra ngoài bờ nông. Khi tác động của dòng chảy cùng với sự thẩm thấu. Những lớp cát không kết dính này tạo nên một vụ sụt lở đất vùng bờ nông.
Nguyên nhân sạt lở đất bờ sông Suy kiến tạo
Các địa tầng trong đất ở bờ nông bị suy giảm các liên kết. Suy giảm giữa các tầng đất nén. Hoặc một bờ đê thay đổi về độ dốc mái Taluy. Sự suy giảm kiến tạo này được mô tả một cách dễ hiều là. Sự thay đổi của dòng chảy từ cao xuống thấp tạo các xoáy nước. Hoặc từ những cửa sông lệch, từ những sông lớn đổ về sông nhỏ. Thủy triều dâng cao trong những mùa lũ.
Động đất hoặc những dịch chuyển của địa tầng bên dưới. Điều này rất ít xảy ra ở những con sông. Nhưng những tác động của động đất cũng làm suy giảm các lớp địa tầng cố kết. Dẫn đến những bờ đê bị vỡ hoặc bờ nông sụp đổ.