Vải địa kỹ thuật dệt GET 40 – 400/50 kN/m

Vải địa kỹ thuật GET 40 là một trong những sản phẩm vải địa kỹ thuật cường độ cao. Được sản xuất bởi công ty vải địa kỹ thuật Việt Nam Aritex. Hưng Phú tham gia cung ứng là đại lý cấp 1 từ năm 2014 cho đến nay.

Vải địa kỹ thuật GET 40được dệt bởi sợi Polypropylene hoặc Polyester. Vải địa kỹ thuật cường lực cao này có độ kháng kéo rất lớn và độ biến dạng thấp từ 10 – 15% trên mỗi đơn vị thí nghiệm lực kháng đứt phá hủy.

Vải địa kỹ thuật GET 40 được sử dụng thay thế các loại vải địa gia cường nhập khẩu. Trước những năm 2010 vải địa kỹ thuật chủng loại này phải nhập khẩu. Chúng được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng hạ tầng đường bộ, đường sắt, cầu cảng, sân bay…

Vải địa kỹ thuật GET 40 được cung cấp với giá tốt nhất từ công ty Hưng Phú. Ở mọi thời điểm chúng tôi cung ứng với số lượng là không giới hạn. Giao hàng đúng hẹn và đúng cam kết. Sẳn sàng thí nghiệm đầu vào và cung cấp mẫu.

Quy cách: Khổ rộng 3.5m Dài 100m – Trọng lượng đơn vị: 720g/m2

Giá: Mời bạn xem – Báo giá vải địa kỹ thuật dệt GET.

Mô tả

Xuất xứ – Sản xuất tại Việt Nam bởi Aritex

Vải địa kỹ thuật GET 40 được sản xuất trên dây chuyền công nghệ dệt vải tiên tiến nhập khẩu từ Châu Âu. Vải địa kỹ thuật  GET 10 được sản xuất ở khổ rộng 3,5 m và chiều dài 100m. có chiều kéo theo cuộn/khổ là 400/50kN/m. 

1. Nguyên liệu: Sợi polypropylene hoặc polyester.

2. Đặc tính của vải địa kỹ thuật GET 40 bao gồm:

  • Độ bền và độ bền kéo được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 8871-1
  • Ổn định kích thước.
  • Tính nhất quán trong các ứng dụng nhiệt độ cao.
  • Vải địa kỹ thuật GET 40 được sử dụng nhiều trong các dự án đường bộ, gia cố nền đất yếu, ngăn cách lớp vật liệu.
  • Hiện nay vải địa kỹ thuật GET 40 nói riêng và các loại vải địa kỹ thuật dệt GET có cường lực chịu kéo lớn hơn cũng được sử dụng nhiều trong công tác kè mềm, túi địa kỹ thuật và công tác kè đê biển. Khối đắp cốt nền đất yếu mà chúng tôi giới thiệu bên dưới đây.
  • Thông số vải địa kỹ thuật GET và các tiêu chuẩn thí nghiệm. Mời bạn tham khảo thêm trong link.

Thị trường và cung ứng

Được đưa vào sản xuất từ năm 2013 tại khu CN Đồng Văn tỉnh Hà Nam. Vải địa kỹ thuật dệt GET tham gia thị trường từ năm 2014. Với các lợi thế là một trong những nhà cung ứng tiên phong trong lĩnh vực Vải địa kỹ thuật gia cường.

Cũng như các loại vải địa kỹ thuật dệt khác. Vải địa kỹ thuật GET nói chung dòng sản phẩm này cũng có các chức năng gia cường, lọc tách, phân cách lớp vật liệu. Vải địa kỹ thuật dệt GET là một trong những loại vải địa kỹ thuật dệt cường độ cao, hay còn gọi là vải địa kỹ thuật gia cường. Chúng được sản xuất  từ sợi polypropylene (PP) hoặc polyester PET) có tính trơ bền.

Tại ba miền Bắc, Trung, Nam đều có các đơn vị sản xuất được loại vải này. Đặc biệt một vài đơn vị ở Miền Bắc và Miền nam. Công ty Hưng Phú đã cung cấp rất nhiều cho các công trình trọng điểm Quốc gia như cao tốc Long Thành – Dầu Giây, Trung Lương – Chợ Đệm. Vải địa kỹ thuật GET.

 

Vải địa kỹ thuật dệt GET 20

Ở những năm 2010 đến 2015, Hưng Phú cung cấp các loại vải địa kỹ thuật dệt cường độ cao từ Hàn Quốc, đặc biệt vải JM50 có cường độ chịu kéo đến 500KN/m và hiện nay vẫn còn nhập khẩu.

Vải địa kỹ thuật dệt GET 300 có cường độ chịu kéo hai chiều bằng nhau là 300/300KN/m do công ty Cổ phần vải địa kỹ thuật Việt Nam Aritex sản xuất. Dù mới tham gia thị trường sau này, nhưng đã được các công trình trọng điểm Quốc Gia lựa chọn.

Công ty cổ phần Aritex sản xuất nổi tiếng với loại vải địa kỹ thuật không dệt có tên gọi là Aritex. Bạn có thể tham khảo thêm báo giá ở đây.

Các dự án như Vành Đai ven biển phía Nam giai đoạn 2, dự án Cao tốc Bến lức – Long Thành. Một vài công trình đường dân sinh hoặc các đường tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ.

Đặc tính

Tính đến nay hơn 05 năm tham gia vào thị trường vải địa kỹ thuật dệt cường độ cao, vải địa kỹ thuật dệt GET đang ngày càng được các nhà thiết kế công trình, cũng như các nhà thầu chú ý đến. Chất lượng cũng như sản lượng nhà máy có thể đáp ứng được trong một thời gian ngắn.

Vải địa kỹ thuật dệt GET cũng như các loại khác từ nhập khẩu của Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan… chúng cũng có các đặc tính với cường độ chịu kéo lớn độ biến dạng thấp. Vải địa kỹ thuật GET có các tính năng chịu kéo một chiều theo cuộn hoặc một chiều theo khổ.

Ví dụ như lực kéo của vải địa kỹ thuật dệt GET 40 là 400/50kN/m. Hoặc cường độ chịu kéo của vải địa kỹ thuật GET 100 là 100/100kN/m. Tiêu chuẩn thí nghiệm vải địa kỹ thuật theo TCVN 9844:2013 mới nhất theo tài liệu công bố của Bộ khoa học công nghệ và Bộ Giao thông Vận tải.

Tiện ích

  • Dễ vận chuyển
  • Thi công nhanh
  • Giảm giá thành công trình

Các giải pháp thường được sử dụng nhất

Phương pháp đắp cốt vải địa kỹ thuật cường độ cao

Dùng vải địa kỹ thuật cường độ cao là một trong những phương pháp phổ biến và hiệu quả để gia cường khối đắp, đặc biệt là xây dựng đê biển, hoặc đường, cũng như tường chắn trọng lực. Trong đê biển, đặc biệt khi đê được xây dựng trên nền đất yếu như khu vực Tây Nam Bộ.

Cần chú ý nền đê để đảm bảo độ ổn định tổng thể và độ lún khi đê được đắp và đầm trên mặt. Nhưng đồng thời, khối thân đê cũng cần phải được xử lý để sao cho có độ mềm vừa phải để đảm bảo không hư hỏng do lún không đều hoặc bị mất ổn định.

Tuy nhiên, trong thiết kế lựa chọn được bước cốt cũng như chiều dài cốt hợp lý là khá khó khăn.Theo Krystian W, Pilarczyk, trong năm cơ chế phá hoại vĩ mô của công trình chắn nước nói chung, hay đê biển nói riêng, sự mất ổn định tổng thể là cơ chế phổ biến nhất.  Phương pháp sử dụng vải địa kỹ thuật gia cường làm gia tăng đáng kể hệ số ổn định cho mái dốc và giảm thiểu  độ lún so với dạng công trình khác do không làm tăng tải trọng công trình.

Để có thể giúp các kỹ sư nhanh chóng lựa chọn các thông số thiết kế cốt vải địa kỹ thuật, cũng đồng thời có sự đánh giá và nhìn tổng quan hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định của đê biển sử dụng vải địa kỹ thuật cường độ cao, tác giả đã lập những đường cong thực nghiệm để xác định các thông số thiết kế cốt địa kỹ thuật trong khối đắp.

Vải địa kỹ thuật dệt ổn định đê chắn sóng biển

Đê và các công trình liên quan thường bao gồm lõi lấp đá thường là Rọ đá hoặc Thảm rọ đá nói chung và lớp bảo vệ áo giáp bên ngoài để thiết kế lâu dài chống lại các cuộc tấn công sóng và dòng hải lưu của biển.

Vải địa kỹ thuật không dệt xuyên kim được sử dụng để bảo vệ bờ biển khi được sử dụng ở khu vực chân của các bức tường và đê biển.

Chúng cải thiện hiệu quả xây dựng nếu dòng nước biển gây xói mòn bề mặt hoặc dịch chuyển đất qua lổ thấm của vải địa không dệt theo ba chiều, giống như mê cung không chỉ giống với cấu trúc đất, nếu được thiết kế chính xác, còn làm tăng tính ổn định của kè chống lại ứng suất do chuyển động các dòng  hải lưu của biển.

Rọ đá

Rọ đá với thảm đá dùng vải địa kỹ thuật không dệt chống rửa trôi đất cát bên trong, và chân công trình

Một loại vải địa kỹ thuật có khối lượng tối thiểu trên một đơn vị diện tích 600 g / m2 là cần thiết ở bất cứ nơi nào có lớp giáp thép loại II hoặc III với trọng lượng riêng ≤ 60 kg được đặt trực tiếp trên vải địa kỹ thuật, hoặc nơi lắp đặt bê tông cho các ứng dụng chịu ứng suất cao. Khi trọng lượng đá riêng lẻ vượt quá 60 kg, vải địa kỹ thuật có khối lượng cao hơn trên mỗi đơn vị diện tích được khuyến nghị.

Vải địa kỹ thuật GET 15 có cường độ kháng kéo 150/50kN/m. Ở lực kéo này khá thích hợp cho một giải pháp kè chắn và gia cường cho đê biển chắn sóng.

Trong trường hợp đê chịu ứng suất thấp,  vải địa kỹ thuật (ART30) với khối lượng tối thiểu 500 g / m2 và độ dày tối thiểu 4,5 mm phục vụ để đóng gói và ổn định lõi cát khỏi xói mòn. Khi lũ lụt xảy ra, chúng ngăn chặn sự rửa trôi của cát và đảm bảo sự ổn định của đê. Lớp đất trên cùng cũng như các khối bê tông có thể hoạt động như một lớp phủ hiệu quả trên vải địa kỹ thuật.

 

Ứng dụng

Ứng dụng của vải địa kỹ thuật GET nói riêng và các loại Vải địa kỹ thuật dệt gia cường nói chung, vẫn có những đặc tính cơ bản mà các nhà cung cấp và nhà sản xuất đã đăng tải khá nhiều.

  • Vải địa kỹ thuật dệt gia cường khối đắp trên nền đất yếu: Trong giải pháp này, chúng tôi nói đến một nghiên cứu của Trường đại học Thủy Lợi nghiên cứu về cốt gia cường dùng vải địa kỹ thuật cho khối đắp gia cố đê biển chắn sóng.
  • Vải địa kỹ thuật dệt cường độ cao và môi trường ven biển: Ở giải pháp này chúng tôi đề cập đến cho quý khách một giải pháp dùng vải địa kỹ thuật gia cường, trong đó có thể sử dụng vải địa kỹ thuật dệt GET để sử dụng, tùy thuộc vào yêu cầu của thí nghiệm dự án.
  • Ở một kiến thức hàn lâm, quý khách có thể tham khảo các thông số trong tiêu chuẩn của vải địa kỹ thuật.

Vải địa kỹ thuật GET

Vải địa kỹ thuật GET tính năng chính là Gia cường khối đắp nền đất yếu

Chức năng ổn định và gia cường nền đất yếu

Vải địa kỹ  thuật dệt được sử  dụng như một biện pháp tiết kiệm và hiệu quả để phục hồi các khu vực đất rất yếu như đầm phá, ao bùn, với tính năng gia cường.

Chức năng phân cách và ổn định mương rãnh

Khi rãnh chon ống thoát nước ngầm được trải một lớp vải dệt trước khi lấp đầy bằng đất mịn, sức căng của vải dệt tạo ra độ bền hỗ  trợ  hướng lên phía trên giữ  chặt đường  ống đã được lấp đầy sỏi vào các khoảng trống ở  giữa, đồng thời lớp vải dệt còn là lớp phân cách giữa lớp đất mịn sử  dụng đẻ  san lấp lớp đất thô tự nhiên.

Chức năng lọc và thoát nước

Vải địa kỹ thuật dệt GET đóng vai trò như một hệ lọc với các chỉ tiêu lý học và thủy lực học như hệ số thấm, tốc đọ dòng chảy cao. Kích thước lỗ của vải cho phép nước đi qua mà vẫn giữ lại các hạt đất và không sợ bị lấp tắc.

Chức năng chống xói mòn

Một lớp sỏi hoặc đã hộc thường được sử dụng để chống xói mòn cho bờ  song và bờ  biển. Vải địa kỹ thuật GET sẽ được thi công giữa lớp đá và lớp đất phía dưới giữ cho đất không bị sói mòn trước sự tác động của sóng biển.

Tóm lại là Vải địa kỹ thuật GET có đầy đủ các tính năng thông thường của các loại vải dệt, nhưng tính năng chính vẫn là gia cường khối đắp nền đất yếu. Và quý khách không phải “phí của” dùng vải địa kỹ thuật gia cường nói chung để làm lớp phân cách vật liệu cho nền đường. Hoặc lót bảo vệ một lớp màng chống thấm HDPE cho một công trình xử lý môi sinh.

Thông số

Thông số kỹ thuật vải địa GET

Dự Án

Vải địa kỹ thuật GET - Dự án tiêu biểu